Các câu hỏi thường gặp khác về phá thai
Không nên nhầm lẫn phương pháp phá thai là phương pháp tránh thai (các biện pháp tránh thai, kể cả biện pháp tránh thai khẩn cấp). Các biện pháp tránh thai hoạt động nhằm ngăn sự rụng trứng hoặc ngăn trứng và tinh trùng gặp nhau. Các biện pháp tránh thai, bao gồm cả tránh thai khẩn cấp, không thể dùng để ngăn hoặc cản trở bào thai đã hình thành và đang phát triển. Bạn có thể truy cập www.findmymethod.org để tìm hiểu về những biện pháp tránh thai.
Thuốc ngừa thai khẩn cấp (ECP) là phương pháp an toàn và hiệu quả để ngăn quá trình thụ thai sau khi giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ. ECP hoạt động để ngăn trứng rụng hoặc ngăn trứng và tinh trùng gặp nhau. ECP sẽ không huỷ hoặc làm gián đoạn bào thai đã hình thành và đang phát triển. ECP khác với những dược phẩm phá thai (bao gồm mifepristone và misoprostol). Các phương thuốc này vô cùng quan trọng với sức khỏe sinh sản của phụ nữ toàn cầu.
Có hai phương pháp phá thai phổ biến:
1) Phá thai nội khoa: Phá thai y tế dùng biệt dược để kết thúc thai kỳ. Đôi khi sẽ dùng thuật ngữ “phá thai không phẫu thuật” hoặc “phá thai bằng thuốc”.
2) Phá thai phẫu thuật: Trong quá trình phẫu thuật để phá thai, một chuyên viên có trình độ sẽ có thủ thuật thông qua cổ tử cung để làm sạch tử cung để kết thúc thai kỳ. Những quy trình này bao gồm MVA – hút thai chân không thủ công và D&E – hút thai chân không bằng máy.
Để biết thêm thông tin, bạn có thể liên hệ đội ngũ của chúng tôi tại info@howtouseabortionpill.org.
References:
- Clinical practice handbook for safe abortion. Geneva: World Health Organization; 2014 https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/97415/9789241548717_eng.pdf?sequence=1
- FIGO's updated recommendations for misoprostol used alone in gynecology and obstetrics. FIGO; 2017 https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/ijgo.12181
- Medical management of abortion. Geneva: World Health Organization; 2018. License: CC BY-NC-SA 3.0 IGOhttps://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/278968/9789241550406-eng.pdf?ua=1
- Royal College of Obstetricians and Gynaecologists. Best practice in comprehensive abortion care. RCOG. 2015. London, Royal College of Obstetricians & Gynaecologists. Best Practice Paper No. 2. https://www.rcog.org.uk/globalassets/documents/guidelines/best-practicepapers/best-practice-paper-2.pdf